Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp, quốc gia quản lý và đánh giá sự biến động của môi trường cũng như khí hậu và bầu khí quyển. Tham khảo bài viết dưới đây, Miraway hướng dẫn cách kiểm kê phát thải khí nhà kính cũng như tìm hiểu một số giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp.
Những lợi ích khi kiểm kê khí trong nhà kính:
- Đánh giá được tác động của các hoạt động từ con người.
- Xem xét và đưa ra chính sách, giải pháp phù hợp.
- Giám sát tiến độ giảm phát thải khí nhà kính.
- Đo lường tiến độ kế toán carbon và báo cáo.
- Phân tích, nghiên cứu để phát triển công nghệ xanh.
- Cập nhập dữ liệu để tạo động lực cho sự thay đổi.
- Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế.
Việc giảm lượng carbon trong nhà kính giúp chúng ta kiểm soát lượng khí thải từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Từ đó, đánh giá lượng khí thải ảnh hưởng đến sự biến đổi môi trường hoặc đáp ứng yêu cầu của chính phủ đã quy định hay không?
1. Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê khí trong nhà kính hay còn gọi là kế toán carbon là một hoạt động, quy trình xác định và báo cáo lượng phát thải (Green House Gas – GHG) từ dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quốc gia.
Theo tiêu chuẩn GRI 305 hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính để đo lường tổng lượng phát thải tại doanh nghiệp, theo 3 phạm vi sau:
Phạm vi 1: Khí phát thải trực tiếp.
Phạm vi 2: Khí phát thải gián tiếp từ nguồn năng lượng mua.
Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp từ các hoạt động khác trong kinh doanh và sản xuất.
Đo lường và quản lý lượng khí thải từ nhà kính ra môi trường
2. Đối tượng cần kiểm kê khí nhà kính theo quy định ở Việt Nam
Theo thống kê hiện nay, việc kiểm kê phát thải khí nhà kính có tầm quan trọng đối với từng cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ:
Chính phủ
- Theo dõi quá trình thực hiện và đo lượng sự biến đổi khí hậu.
- Xác định các nguồn phát thải khí carbon để thiết lập chính sách cũng như biện pháp giảm phát thải.
Doanh nghiệp
- Cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên môi trường.
- Giảm chi phí vận hành.
- Tăng khả năng cạnh tranh với nhiều đối thủ.
- Tránh các rủi ro về pháp lý và chi phí.
Cá nhân
- Hiểu biết và nhận thức cụ thể về các tác động của khí nhà kính với môi trường sống.
- Tìm kiếm giải pháp cải thiện lượng khí nhà kính.
Các doanh nghiệp, cơ sở tìm kiếm giải pháp kiểm soát lượng khí phát thải
3. Các lĩnh vực cần kiểm kê phát thải khí nhà kính
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp, tổ chức thuộc 6 lĩnh vực sau phải được kiểm kê khí trong nhà kính:
Lĩnh vực | Ngành |
Năng lượng |
|
Giao thông vận tải |
|
Xây dựng |
|
Công nghiệp |
|
Nông nghiệp, lâm nghiệp |
|
Chất thải |
4. Quy định về kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam
Với tác động khí nhà kính ảnh hưởng đến sự biến đổi của môi trường, khí hậu và đặc biệt tầng khí quyển nghiêm trọng. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, quy định kiểm kê khí trong nhà kính nhằm hạn chế tác động của khí carbon đến môi trường, cụ thể như sau:
4.1. Quy định kiểm kê khí nhà kính của pháp luật
Theo quy định pháp luật, khí nhà kính là một hoạt động phát thải mang đến rủi ro đến môi trường cao. Do đó, việc tính toán phát thải khí nhà kính sẽ giúp quốc gia, doanh nghiệp kiểm soát lượng khí thải ra môi trường. Những quy định về kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam theo các điều luật sau:
Theo luật bảo vệ môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14)
Luật bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc cơ sở kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện theo mục 7, điều 91 như sau:
- Các tổ chức, doanh nghiệp phải xây dựng, duy trì hệ thống dữ liệu phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê định kỳ 2 năm 1 lần với Bộ tài nguyên và Môi trường, trước ngày 1/12 của kỳ báo cáo.
- Tìm kiếm giải pháp, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí carbon hằng năm cũng như các chương trình bảo vệ môi trường, sản xuất sạch trong doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch về mức giảm khí thải hằng năm để báo cáo với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12 của kỳ báo cáo.
4.2. Quy định kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp
Việc thực hiện kiểm kê khí trong nhà kính của doanh nghiệp, không chỉ được tuân thủ theo quy định pháp luật, mà còn được áp dụng từ nhãn hàng và khách hàng với các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn TCVN ISO 14064-1:2018 về quy định kỹ thuật và hướng dẫn định lượng các phát thải, loại bỏ khí nhà kính.
- Chỉ số Higg Index (Higg FEM 3.0) để đánh giá tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp theo thang điểm 100.
- Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu Global Recycled Standard (GRS 4.0) để theo dõi, xác minh hàm lượng vật liệu tái chế trong mỗi sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
- Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu (GOTS 6.0) nhằm kiểm soát nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và hạn chế sử dụng hóa chất độc hại trong dệt may.
4.3. Quy định về kiểm kê khí nhà kính tự nguyện
Hiện nay, chưa có bất kỳ quy định kiểm kê khí trong nhà kính theo phương pháp tự nguyện. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thực hiện kiểm kê một cách tự nguyện và công bố thông tin đại chúng về các báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích như:
- Kết quả sẽ được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu phát triển bền vững.
- Nhận được sự tín dụng từ khách hàng, tổ chức, cơ quan, luật pháp và một số ưu đãi khác.
Những bài viết liên quan:
- ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
- Tín chỉ carbon là gì? Thị trường mua bán tín chỉ carbon hiện nay
Kiểm kê khí nhà kính đang trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng để giảm thiểu lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường.Miraway mong rằng, thông qua những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu thêm về lợi ích và tầm quan trọng của việc kiểm kê khí nhà kính và lựa chọn được giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.