Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư năm 2020 Việt Nam có tổng cổng 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Nhiều doanh nghiệp không thể giữ chân khách hàng mà họ có trước khi buộc phải đóng cửa. Và điều này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong năm 2021 nếu các doanh nghiệp không thay đổi chiến lược kinh doanh để giữ chân khách hàng trung thành.
Dưới đây là các cách để giữ cho khách hàng ở lại.
1. Cá nhân hóa mọi trải nghiệm.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng là yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Và tất nhiên đây là một trong những chiến lược cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển của từng doanh nghiệp.
Thấu hiểu khách hàng chính là việc khởi đầu chiến lược cá nhân hóa khách hàng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.Hãy tập trung vào việc tìm kiếm các điểm tiếp xúc trong hành trình khách hàng của bạn và lên chiến lược để cá nhân hóa tất cả các điểm tiếp xúc đó.
2. Chiến lược giao tiếp với khách hàng tốt.
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, giao tiếp cũng là điều tối quan trọng – vì vậy, hãy tìm các ứng dụng kinh doanh và công cụ tiếp thị email không chỉ cho phép bạn kết nối với khách hàng và hỗ trợ khi họ cần, mà còn giúp bạn chia sẻ câu chuyện theo cách của riêng mình. Bằng cách thể hiện bản thân và tổ chức một cách chân thực nhất, bạn có thể xây dựng mối quan hệ và phát triển độ tin cậy, điều này giúp bạn tiến gần tới mục tiêu giữ chân khách hàng.
Trong lĩnh vực B2B nếu bạn chỉ tạo mối quan hệ với người trực tiếp mua hàng thì lúc họ nghỉ việc bạn sẽ bị mất kết nối với doanh nghiệp đó. Vì vậy để giữ chân nhiều khách hàng hơn vào năm 2021, hãy tập trung vào việc tăng số lượng người mà bạn kết nối trong tổ chức của khách hàng. Đảm bảo khi có sự thay đổi về nhân sự từ phía khách hàng cũng không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và khách hàng.
Cố gắng gửi email hàng tuần với nội dung có giá trị – chẳng hạn như các chương trình ưu đãi, sản phẩm mới, tips sử dụng sản phẩm, dịch vụ……
3. Kết nối với khách hàng 24/7.
Đại dịch covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức giao tiếp với khách hàng. Nhiều tổ chức đã chuyển sang tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông xã hội, email, website…..tích hợp với chatbots.
Chatbots được lập trình để phù hợp với hành vi của khách hàng và được gọi là đại diện dịch vụ khách hàng 24/7. Chatbots sẽ cung cấp các câu trả lời ngay lập tức 24/7 cho khách hàng.
4. Thực hiện một chương trình khách hàng trung thành.
Với thông tin khách hàng lưu trữ, bạn có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc trao thưởng cho những khách hàng mua hàng thường xuyên, để giúp bạn tăng thêm lượt giao dịch từ khách hàng. Đồng thời việc này cũng khuyến khích các khách hàng hiện tại mua hàng nhiều hơn.
5. Luôn thu thập phản hồi của khách hàng.
Kết nối với khách hàng, cập nhật xu thế thị trường, đồng thời, đảm bảo dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng những gì khách hàng mong muốn. Bằng cách thu thập phản hồi khách hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội, email, các cuộc khảo sát và biểu mẫu liên hệ, cũng như thực hiện trực tiếp và qua điện thoại. Nhưng bạn phải thực hiện giao tiếp hai chiều. Phản hồi những nhận xét tích cực và tiêu cực, giữ liên hệ nhằm đảm bảo khách hàng hài lòng với trải nghiệm hoặc giải pháp của mình, đồng thời, cho họ thấy rằng bạn thực sự lắng nghe bằng cách thực hiện các thay đổi quan trọng xuất phát từ các phản hồi đó. Điều này sẽ cho phép bạn chứng minh với khách hàng rằng bạn chú trọng đến nhu cầu của họ và nỗ lực để phát triển, cũng như thay đổi cho phù hợp với thị trường.
Tìm hiểu thêm bài viết: Lợi ích của hệ thống xếp hàng trong các lĩnh vực.