Sử Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo AI Trong Ngành Du Lịch

Theo báo cáo của McKinsey Global Institute trong 3 năm từ 2013-2016, tổng số công ty đầu tư cho AI đã tăng gấp 3 lên 39 tỷ USD/năm. Không nằm ngoài xu hướng này, những doanh nghiệp thuộc ngành du lịch cũng đang tích cực đưa công nghệ AI vào quy trình của mình.

Một công ty tư vấn khách sạn ở Pháp đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện giọng nói giúp khách hàng dễ dàng đặt đồ ăn. Vinpearl Nha Trang cũng đã bắt đầu sử dụng AI để cho phép khách du lịch hoàn tất thủ tục check-in chỉ trong vài giây.

Trong 3 ngày Lễ hội Trung thu vừa rồi, ở Trung Quốc hơn 100 triệu người đã đi du lịch quanh đất nước, nhiều hơn 7.6% so với năm ngoái, mang lại khoảng 47 tỉ tệ (6.6 tỉ USD) lợi nhuận du lịch nội địa, tăng trưởng hơn năm ngoái 8,7%.

Tại Trung Quốc, AI đã thay đổi cách con người lên kế hoạch du lịch, thuê khách sạn, tìm nhà hàng và thăm quan các địa điểm nổi tiếng. Hệ thống tin nhắn tự động, thực tế ảo và nhận diện gương mặt đang dần trở nên phổ biến hơn.

“Một chuyến đi có sử dụng AI sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn. Đó là sự giúp đỡ to lớn để chuẩn bị cho một chuyến đi tốt nhất, chẳng hạn như mua vé, so sánh giá cả và gợi ý du lịch phù hợp”, Qian Xiaoyan – một du khách cho biết.

sử dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành du lịch

Một chuyến đi thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI sẽ bắt đầu từ nộp visa.

Trong tương lai, khách du lịch Trung Quốc không cần phải xếp hàng hàng giờ và điền đủ thứ giấy tờ. Họ chỉ cần quét hộ chiếu hoặc chứng minh thư sử dụng điện thoại và giấy đăng ký sẽ được tự động hoàn thành; ảnh visa có thể tự chụp. Quá trình được kiểm tra và theo dõi theo thời gian thực.

Sau đó sẽ có một kế hoạch du lịch AI thực hiện dựa trên rất nhiều yêu cầu từ trước, như vé máy bay, giá khách sạn, lịch trình, thời tiết, phương tiện, số ngày ở và địa điểm thăm quan, vui chơi….Khi công nghệ mang đến một kế hoạch nhanh chóng cho khách du lịch, nó cũng thay đổi đáng kể cách mà các khách sạn, nhà hàng và ngành dịch vụ làm kinh doanh.

Mất ít hơn một giây để hệ thống so sánh gương mặt của người khách với chứng minh thư của họ, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ của thông tin.

Năm 2016, Alibaba ra mắt chatbot tên “AliMe” có thể đặt vé máy bay và khách sạn, và gợi ý những địa điểm du lịch dựa trên lịch sử du lịch và truy cập của khách hàng. Sử dụng những dữ liệu đó AI có thể trả lời câu hỏi và cung cấp những thông tin giá trị cho khách hàng, kể cả khi người hỗ trợ dịch vụ không có mặt. 

“Dựa vào dữ liệu lớn, AI có thể phân tích khách hàng dựa trên độ tuổi, nơi ở và khả năng mua sắm, giúp các khách sạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu và quảng cáo tới họ”, Wu Shasha – một thợ chụp ảnh và du lịch cho biết. 

Một công nghệ rộng lớn nữa trong ngành du lịch là thực tế ảo, được nghe một người hướng dẫn bằng giọng nói bằng nhiều thứ tiếng trong những bảo tàng, di tích cổ. “Du lịch thông minh toàn diện” là một giải pháp AI được phát triển bởi Aibee, một trong những người tiên phong ứng dụng AI, đã triển khai trên 150 danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc.

Công viên núi đá Wudang là một ví dụ. Khách hàng vào công viên bằng nhận diện gương mặt sau khi mua vé. Âm thanh và hình ảnh đều hiện lên điện thoại và có thể chia sẻ trên Wechat. Bằng cách quét QR Code, khách du lịch được cung cấp thông tin về các khách sạn, nhà hàng, nơi giải trí và mua sắm gần đó.

Xem thêm bài viết: 4 Sai lầm về trải nghiệm khách hàng cần tránh.

giải pháp digital signage