Digital Signage đang nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong trải nghiệm của khách tham dự sự kiện bởi tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí và mang lại sự chuyên nghiệp cho hội nghị, triển lãm thương mại. Dưới đây là 5 cách những đơn vị tổ chức có thể ứng dụng Digital Signage giúp nâng tầm trải nghiệm khách hàng.
1. Hiển thị thông tin đang diễn ra tại phòng sự kiện theo thời gian thực
Bảng chỉ dẫn truyền thống có thể giúp những người tham dự nắm bắt các thông tin như chủ đề, thời gian, diễn giả,… đang diễn ra tại một phòng sự kiện. Tuy nhiên, do hình thức áp phích in, giấy in nên chỉ có thể chỉ hiển thị thông tin theo đúng lịch trình đã xây dựng từ trước.
Digital Signage được xây dựng có thể tích hợp hoàn toàn với phần mềm quản lý sự kiện. Trong trường hợp thay đổi thông tin đang diễn ra tại phòng sự kiện, dữ liệu mới sẽ được cập nhật hoàn toàn tự động lên bảng hiệu kĩ thuật số.
2. Hiển thị lịch trình tổng quan sự kiện
Một trong những ứng dụng của bảng hiệu truyền thống là thông báo lịch trình tổng quan của hội nghị. Vậy trong trường hợp thay đổi diễn giả, thay đổi thời gian lịch trình,…sẽ gây khó khăn không nhỏ đến ban tổ chức cũng như người tham dự.
Digital Signage đang thay đổi điều đó với các bản cập nhật theo thời gian thực trực tiếp từ phần mềm quản lý sự kiện. Bất kỳ thay đổi nào sau khi thực hiện sẽ được hiển thị ngay lập tức lên lịch trình của Digital Signage. Qua đó, hỗ trợ khách quan kịp thời nắm bắt các thông tin cần thiết và lựa chọn tham dự chuyên đề phù hợp.
3. Bản đồ có thể tương tác
Giống như phòng trưng bày áp phích, các bản đồ truyền thống của triển lãm thương mại thường hơi cổ điển và nhàm chán. Thay thế điều này bằng một sơ đồ tầng có thể tương tác sẽ thực sự thu hút những người tham dự, đồng thời cung cấp cho họ thông tin cập nhật mới nhất theo thời gian thực.
Nếu một gian hàng thay đổi vị trí hoặc không tham gia nữa, hãy cập nhật trong phần mềm quản lý sự kiện và thông tin sẽ đó được tự động hiển thị ở ngay trên bản đồ tương tác.
Một trong những ưu điểm nổi trội của bản đồ được hiển thị trên Digital Signage cảm ứng là những người tham dự có thể nhấp vào từng gian hàng để tìm hiểu thêm thông tin về công ty, sản phẩm của gian hàng đó.
4. Kết quả phản hồi trực tiếp của khán giả
Hệ thống phản hồi của khán giả đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút người tham dự. Diễn giả có thể thăm dò ý kiến người nghe về một chủ đề nhất định, nhận phản hồi trực tiếp từ khán giả và điều chỉnh bài thuyết trình dựa trên kết quả nhận được. Đây được xem như giải pháp cung cấp cơ hội tương tác vô cùng hiệu quả, bất kể số lượng khách tham dự là bao nhiêu.
Việc hiển thị kết quả phản hồi theo thời gian thực trên màn hình trình bày hoặc trên màn hình kỹ thuật số trong phòng phiên giúp người tham dự cảm thấy họ là một phần của bài trình bày. Nó cho phép họ chia sẻ tiếng nói và được lắng nghe.
5. Chia sẻ mạng xã hội theo thời gian thực
Ngoài việc hiển thị lịch trình tổng quan sự kiện theo thời gian thực, đơn vị tổ chức sự kiện có thể ứng dụng Digital Signage để chia sẻ trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram,…. Thông qua đó, những người tham dự hoàn toàn cập nhật kịp thời những gì đồng nghiệp và mọi người xung quanh đang nói về hội nghị và các phiên họp theo thời gian thực.
Khuyến khích người tham dự đăng bài và tương tác với những người tham dự offline khác cũng như những người tham dự qua hình thức online để có trải nghiệm sống động tại hội nghị hoặc sự kiện.
Liên hệ với Miraway để tìm hiểu về giải pháp Digital Signage ngay hôm nay.
Xem thêm bài viết: Giải pháp Loyalty Blockchain tối ưu bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư khách hàng